Skip to main content

Hậu vệ (bóng đá) – Wikipedia tiếng Việt


Một cầu thủ Bolton (áo trắng) là hậu vệ, đang cố gắng cản tiền đạo Fulham (áo xanh) không cho tạt bóng. Tuy nhiên cầu thủ này thật ra là tiền đạo, đang lấp vào vị trí hậu vệ.

Hậu vệ (viết tắt trong các trận đấu quốc tế là DF; viết tắt trong tiếng Việt là HV; tiếng Anh: Defender) trong bóng đá là cầu thủ chơi ở vị trí phía sau hàng tiền vệ và có nhiệm vụ hỗ trợ cho thủ môn, ngăn cản đối phương ghi bàn thắng. Hiện tại, trong bóng đá có ba loại hậu vệ gồm: hậu vệ trung tâm, hậu vệ biên và hậu vệ biên tấn công.





Vị trí trung vệ trong đội hình 4-4-2 (màu đỏ)

Hậu vệ trung tâm[sửa | sửa mã nguồn]


Hậu vệ trung tâm, hay còn được gọi là Trung vệ (viết tắt là CB; tiếng Anh: Center Back) là ngăn chặn cầu thủ đối phương, đặc biệt là tiền đạo, không cho ghi bàn, và đưa bóng ra khỏi khu vực cấm địa, chơi ở vị trí giữa của hàng hậu vệ. Đa số đội bóng có hai trung vệ, đứng chắn trước thủ môn. Hai chiến thuật phòng thủ chính có sử dụng trung vệ là "phòng thủ khu vực", trong đó mỗi trung vệ sẽ lãnh một khu vực cụ thể trên sân, và "một kèm một", trong đó mỗi trung vệ sẽ lãnh một cầu thủ cụ thể bên đối phương. Trung vệ thường là những cầu thủ cao to, đánh đầu tốt và có khả năng xoạc bóng. Khả năng đọc trận đấu cũng là một đòi hỏi quan trọng với vị trí này. Đôi khi, đặc biệt trong các trận đấu chất lượng thấp, các trung vệ ít khi tập trung vào kiểm soát và chuyền bóng mà chỉ lo phá bóng theo kiểu an toàn là trên hết. Tuy nhiên, đã có truyền thống là các trung vệ không chỉ có kiến thức cơ bản trong bóng đá, mà còn phải có khả năng kiểm soát bóng tốt hơn.

Vị trí này trước đây gọi là nửa trung tâm. Trong nửa đầu thế kỷ 20, khi đa số đội chơi theo đội hình 5-3-2, hai cầu thủ ở phía sau được gọi là hậu vệ đầy đủ và hàng 3 cầu thủ phía trên họ gọi là nửa hậu vệ. Khi đội hình thay đổi, cầu thủ đứng giữa trong cặp 3 này, nửa trung tâm, di chuyển xuống ở vị trí thấp hơn, nên mới được gọi như vậy. Cầu thủ bên phải và bên trái được gọi là nửa phải và nửa trái. Trung vệ thường đứng ở nửa sau của sân mà họ có nhiệm vụ phòng thủ, nhưng những hậu vệ cao cũng thường đi lên vòng cấm địa đối phương khi đội của họ đá phạt góc hoặc đá phạt, để tận dụng khả năng không chiến của họ.

Một số hậu vệ trung tâm nổi tiếng hiện nay: Sergio Ramos, Mats Hummels, Thiago Silva, John Terry, Pepe, Gerard Piqué, David Luiz, Jérôme Boateng, Giorgio Chiellini, Vincent Kompany, Leonardo Bonucci....


Hậu vệ quét[sửa | sửa mã nguồn]


Vị trí hậu vệ quét trong đội hình 5-3-2

Hậu vệ quét (viết tắt là SW; tiếng Anh: Sweeper) là một loại trung vệ linh hoạt hơn có nhiệm vụ "quét" banh nếu như đối phương vượt qua được hàng hậu vệ thấp nhất. Vị trí này tự do hơn các hậu vệ ở vị trí khác là phải kèm cặp tiền đạo đối phương. Do đó, vị trí này còn được gọi là Libero (tiếng Ý nghĩa là tự do). Khả năng đọc trận đấu của hậu vệ quét quan trọng hơn so với trung vệ. Một hậu vệ quét đôi khi được xem là người tạo ra các đường bóng phản công, và do đó cần phải có khả năng khống chế và chuyền bống tốt hơn một trung vệ mẫu mực. Tuy nhiên, hậu vệ quét thường là những cầu thủ chuyên phòng thủ. Ví dụ như trong hệ thống catenaccio (phòng ngự đổ bê tông) của bóng đá Ý trong thập niên 1960, có một hậu vệ quét thuần túy chỉ đi lởn vởn ở khu vực phía sau.

Franz Beckenbauer, Bobby Moore, Gaetano Scirea, Laurent Blanc, Matthias Sammer, Ruud Krol, Franco Baresi, Paolo Maldini và Daniel Passarella... là một vài trong số các hậu vệ quét giỏi nhất trong lịch sử bóng đá. Phong cách phòng thủ của họ được xem là có xu hướng tấn công hơn so với hậu vệ trung tâm ngày nay. Một hậu vệ quét có thể đọc và đoán được hành động tấn công tiếp theo, anh ta có thể chặn đường chuyền rồi phân phối tới trước cho đội nhà. Trong bóng đá hiện đại, việc sử dụng vị trí này khá hạn chế, và ít câu lạc bộ trong các giải bóng đá lớn còn giữ vị trí này. Vị trí này được phát triển thành Tiền vệ thủ.



Vị trí hậu vệ cánh trong đội hình 4-4-2

Hậu vệ biên[sửa | sửa mã nguồn]


Hậu vệ biên (viết tắt là FB/RB/LB; tiếng Anh: Full Back/Right Back/Left Back) đứng ở nhiều vị trí phòng thủ khác nhau ở trên phần sân nhà. Nhiệm vụ chính của họ là ngăn cầu thủ đối phương tạt bóng hoặc chuyền bóng vào vùng cấm địa. Trong một số hệ thống phòng thủ, những hậu vệ biên phải kèm cặp tiền đạo đối phương, không cho tấn công. Đa số các hậu vệ cánh cũng được đòi hỏi phải cung cấp các hướng tấn công bằng cách dâng lên dọc theo cánh và tạt bóng vào giữa. Trong đội hình 2-3-5 truyền thống, hai cầu thủ ở cuối hàng hậu vệ trước thủ môn gọi là hậu vệ biên. Họ được phân biệt với các tiền vệ thủ (3 trong đội hình 2-3-5). Đội hình này ít sử dụng trong các trận đấu hiện đại, đa số các đội sử dụng đội hình bốn hậu vệ, nhưng từ hậu vệ cánh vẫn được sử dụng. Hậu vệ biên giờ đây có vị trí rộng ở hàng hậu vệ, và thường xuyên di chuyển vào giữa để lấp kín khoảng trống.

Hậu vệ biên truyền thống theo kiểu Anh là những cầu thủ to lớn và thường dùng "tiểu xảo", có nghĩa là đá bóng vào chân đối phương có chủ ý, một hành động được xem là đúng luật ở Anh nhưng lại là vi phạm luật ở các nước khác, và đã gây ra nhiều tranh cãi khi các trận đấu bóng đá được quốc tế hóa kể từ sau thập niên 1950. Hiện nay nó đã bị cấm, và do đó cũng tạo ra những vai trò khác cho hậu vệ cánh. Vai trò của hậu vệ cánh thường liên quan đến yếu tố tấn công: trong một số đội hình hậu vệ cánh đã thay cho cầu thủ chạy cánh và thường được yêu cầu dâng lên để chuyền ra các vị trí khác như tiền vệ hay tiền đạo. Hậu vệ biên hiện đại thường nhanh nhẹn, mạnh trong việc chuồi bóng và thể lực tốt để chạy lên/xuống trên sân.


Hậu vệ biên tấn công[sửa | sửa mã nguồn]


Vị trí hậu vệ chạy cánh trong đội hình 5-3-2
Vị trí hậu vệ chạy cánh trong đội hình 5-2-3

Hậu vệ biên tấn công (viết tắt là WB/RWB/LWB; tiếng Anh: Wingback/Right Wingback/Left Wingback) hay còn gọi là hậu vệ tự do, là một biến thể hiện đại của hậu vệ biên với yếu tố tấn công được nhấn mạnh hơn. Vị trí này thường có mặt trong đội hình 3-5-2, và có thể xem là một phần quan trọng của tiền vệ. Nhưng họ cũng có mặt trong hệ thống 5-3-2 và nhiều chức năng hậu vệ hơn.

Trong quá trình phát triển của bóng đá, hậu vệ biên tấn công là sự kết hợp của tiền vệ cánh và hậu vệ biên. Hiện nay nó là một trong những vị trí quan trọng nhất trong bóng đá hiện đại. Hậu vệ biên tấn công mạo hiểm hơn hậu vệ biên và được yêu cầu phải năng động hơn trong đội hình không có tiền vệ cánh. Một hậu vệ biên tấn công cần phải có thể lực cực tốt, có thể tạt bóng và phòng thủ hiệu quả khi tiền đạo đối phương tấn công dọc hành lang. Một tiền vệ thủ thường được yêu cầu bọc lót khi hậu vệ cánh dâng lên cao để tham gia tấn công cùng tiền vệ hay tiền đạo.

Một số hậu vệ biên nổi tiếng hiện nay: Branislav Ivanović, Philipp Lahm, David Alaba Patrice Evra, Daniel Alves, Jordi Alba, Pablo Zabaleta, Marcelo...











Comments

Popular posts from this blog

Huyết giác Madagascar – Wikipedia tiếng Việt

Huyết giác Madagascar ( Dracaena marginata ) là một loài thực vật có hoa trong họ Tóc tiên ( Ruscaceae ). Cây Dracaena marginata xuất xứ từ Madagascar. Cây này phát triển chậm và là một loại cây nhỏ nhưng có thể cao từ 2 đến 5 m. Lá cây dài khoảng 30 đến 90 cm; rộng khoảng 2 đến 7 cm và bóp nhọn ở cuối lá. Cây Dracaena marginata là một loại cây thường được dùng để trang trí trong nhà. Vài loài có lá có đốm đỏ hoặc vàng nhạt. Nhiệt độ thấp nhất mà cây có thể chịu được là 15 °C (hay 59 °F). Ngoài ra nó còn chịu được đất khô và việc tưới nước thất thường. Nhưng nếu như đất luôn ẩm ước thì rể cây sẽ bị thối rữa. Vì cây cần ít chăm sóc nên nó là một loại cây rất phổ biết trong các sở làm việc vì nhiệt độ ấm và có nhiều ánh sáng. Cây Dracaena marginata là một trong số các loại cây được trung tâm không gian NASA sử dụng trong quá trình nghiên cứu làm trong sạch không khí. Nó có khả năng lọc chất fomanđêhít rất hiệu quả. [1] Phương tiện liên quan tới Dracaena marginata tại Wikimedia Commo

Nhà thờ Saint-Eustache – Wikipedia tiếng Việt

Nhà thờ Saint-Eustache Nhà thờ Saint-Eustache là một nhà thờ Công giáo ở Paris. Được xây dựng trong hơn một thế kỷ, nhà thờ Saint-Eustache mang nét kiến trúc pha trộn, bao gồm cả Gothic, Phục Hưng và Baroque. Nằm gần cung điện Louvre, trong một thời gian dài, Saint-Eustache là nhà thờ quan trọng của Paris. Nhà thờ Saint-Eustache nằm trong khu phố Les Halles, thuộc Quận 1 của thành phố. Bên nhà thờ là khu vườn của Les Halles và các con phố mua sắm. Bản vẽ nhà thờ Saint-Eustache được lấy cảm hứng từ nhà thờ Đức Bà. Saint-Eustache bao gồm hai gian bên và một cánh ngang rộng. Điện thờ không xây lối ra. Các trang trí theo phong cách Phục Hưng và cả Gothic với những cây cột và vòm. Dàn đàn ống của nhà thờ Saint-Eustache gồm hơn 8000 ống. Đây là dàn đàn ống lớn nhất nước Pháp, được phục chế lại sau vụ cháy năm 1844. Từ năm 1989, nhà thờ Saint-Eustache là nơi tổ chức liên hoan dàn đàn ống. Trong hai tháng 7 và 8, nhiều buổi biểu diễn được tổ chức ở đây. Trước cửa nhà thờ, một tổ chức từ thi

Bá Kiều – Wikipedia tiếng Việt

x t s Thiểm Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lịch sử • Chính trị • Kinh tế Tây An Liên Hồ  • Tân Thành  • Bi Lâm  • Bá Kiều  • Vị Ương  • Nhạn Tháp  • Diêm Lương  • Lâm Đồng  • Trường An  • Lam Điền  • Chu Chí  • Hộ  • Cao Lăng  • Khúc Giang tân khu  • Khu phát triển Công nghiệp công nghệ cao Tây An*  • Khu phát triển Kinh tế - Kỹ thuật Tây An*  • Khu cảng vụ quốc tế Tây An* Đồng Xuyên Diệu Châu  • Vương Ích  • Ấn Đài  • Nghi Quân Bảo Kê Vị Tân  • Kim Đài  • Trần Thương  • Phượng Tường  • Kỳ Sơn  • Phù Phong  • My  • Lũng  • Thiên Dương  • Lân Du  • Phượng  • Thái Bạch, Bảo Kê Hàm Dương Tần Đô  • Dương Lăng 1  • Vị Thành  • Hưng Bình  • Tam Nguyên  • Kính Dương  • Càn  • Lễ Tuyền  • Vĩnh Thọ  • Bân  • Trường Vũ  • Tuần Ấp  • Thuần Hóa  • Vũ Công Vị Nam Lâm Vị  • Hoá Âm  • Hàn Thành  • Hoá Châu  • Đồng Quan  • Đại Lệ  • Bồ Thành  • Trừng Thành  • Bạch Thủy  • Hợp Dương  • Phú Bình  • Khu phát triển Công nghiệp công nghệ cao Vị Nam*